Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm những gì?

Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Lưu đồ

Xuyên suốt quá trình thực hiện, đánh giá các Hệ thống quản lý nội bộ của Công ty là cuộc đánh giá độc lập dùng để thu thập các bằng chứng khách quan rằng các Chính sách, Thủ tục hoặc các yêu cầu đang tồn tại được đáp ứng, bởi vì nó đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các Hệ thống quản lý tương ứng.

2. Nội dung

Kế hoạch đánh giá

Ít nhất một năm hai lần (hoặc do yêu cầu đột xuất), Đại diện lãnh đạo (ĐDLĐ) hoặc Ban quản lý hệ thống (BQLHT) lập kế hoạch đánh giá nội bộ để xác định xem Hệ thống quản lý: 

Có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của Hệ thống quản lý được Công ty thiết lập;
Có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì

Danh sách đánh giá viên và chương trình đánh giá

Trước ngày đánh giá ít nhất 02 tuần Đại diện lãnh đạo cũng hoạch định chương trình với thời gian trình tự để tiến hành đánh giá:

Tính hiệu lực và hiệu quả của các quá trình;
Tính duy trì và tính phù hợp;
Khả năng đáp ứng các quá trình; 
Các công cụ kỹ thuật thống kê;
Phân tích các dữ liệu về chi phí quản lý Hệ thống;
Mức độ chính xác và đầy đủ việc đo lường kết quả hoạt động; 
Sử dụng hiệu quả và hiệu lực các nguồn lực;

Chuẩn bị đánh giá

Để cho việc đánh giá được liên tục và đạt hiệu quả, Ban đánh giá và Bộ phận được đánh giá cần phải chuẩn bị lịch đánh giá cũng như các tài liệu và hồ sơ có liên quan như:

Các tài liệu và các hồ sơ đã được thiết lập trước đó;
Tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình;
Kết quả của các đánh giá trước đó;
Các chuẩn mực, phạm vi và phương pháp đánh giá.

Họp khai mạc

Đoàn đánh giá và Bộ phận được đánh giá tổ chức cuộc họp khai mạc nhằm thông qua các nội dung chương trình và phương pháp thực hiện đánh giá, thời gian thực hiện đồng thời cũng giới thiệu thành phần đánh giá viên tham gia. 

Thực hiện việc đánh giá nội bộ

Để tiến hành đánh giá đạt kết quả tốt, Đoàn đánh giá và Bộ phận được đánh giá trong quá trình thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
Việc đánh giá phải phải bảo đảm tính khách quan và độc lập;
Thời gian tiến hành theo lịch đề ra phải đúng và không được chậm trễ;
Sử dụng các Tài liệu và Hồ sơ được thiết lập để vận hành có hiệu lực và hiệu quả quá trình của tổ chức theo Tiêu chuẩn và Luật định đã ban hành; 
Kiểm soát sự không phù hợp – tính đầy đủ và tính hiệu quả của các quá trình và sản phẩm thật chính xác;

Họp kết thúc

Đoàn đánh giá họp kết thúc quá trình đánh giá nội bộ sau khi xác định hay không xác định sự việc không phù hợp của sản phẩm hoặc các quá trình đã được xem xét, đồng thời thông báo các nội dung đã được đánh giá và đưa ra một số công việc cần thiết để thực hiện tiếp theo quá trình đánh giá như hành động khắc phục và đánh giá hành động khắc phục…

Báo cáo

Sau khi ghi nhận các kết quả đánh giá nội bộ của từng mục tiêu cụ thể. Ban đánh giá sẽ lập báo cáo kết quả thu được trong quá trình tiến hành đánh giá và trong báo cáo phải tường trình chi tiết những mục tiêu đã được đánh giá có:

Phù hợp: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của Hệ thống quản lý, luật định, hoạt động thực tế.
Hay không phù hợp: Đáp ứng không đầy đủ các yếu tố nêu trên.

Thực hiện hành động khắc phục

Thông qua đề xuất hành động khắc phục và phiếu CAR của Ban đánh giá, Bộ phận được đánh giá sẽ tiến hành thực hiện hành động khắc phục

Đánh giá hành động khắc phục

Ban đánh giá sẽ tiến hành đánh giá hành động khắc phục dựa vào:

Nguồn thu thập thông tin để xác định hành động khắc phục cần thiết;
Việc xem xét không phù hợp;
Việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;   

Hoàn tất đánh giá

Để hoàn tất các các bước thực hiện quá trình đánh giá, Ban đánh giá sẽ lập hồ sơ bao gồm các văn bản có liên quan đã được ghi nhận từ bước đầu cho đến bước sau cùng của quá trình đánh giá. Tất cả các văn bản phải có chữ ký xác lập của các thành phần tham gia đánh giá và được báo cáo với ĐDLĐ sau khi hoàn tất hồ sơ đánh giá nội bộ. 

Lưu hồ sơ

Tất cả các văn bản trong suốt quá trình cho đến khi hoàn tất đánh giá nội bộ phải được cập nhật liên tục và tập hợp vào bộ hồ sơ được nhân viên kiểm soát lưu trữ và duy trì.

Bài viết liên quan

>>> Khám phá Price action trading có gì đặc biệt
>>> Tạo Ví Trust Wallet Như Thế Nào?
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội điện tử CyberCare – NewCA

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
Tổng đài CSKH: 1900 2066
Hotline: 0936 208 068
Website: https://newca.vn/

Trên đây là thông tin về… Toàn bộ nội dung được biên tập bởi đội ngũ Nef Digital – đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp.

Post Author: administrator