Quy trình chống thấm vách tầng hầm thuận

Trong quá trình thi công, thiết kế không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho các vách tường, chân tường, góc tường sẽ dễ bị rộp, thấm, dột,… thậm chí là nứt. Điều này vừa làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trình thi công vừa làm mất đi nét thẩm mỹ của công trình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây về quy trình chống thấm vách tầng hầm thuận để tránh tình trạng thấm dột nhé.  

1. Chống thấm vách tầng hầm thuận là gì?

chống thấm vách tầng hầm hình 1

Chống thấm vách tầng hầm thuận được hiểu là chống thấm từ bên ngoài vào bên trong, thuận theo đúng hướng nguồn gây thấm. Công đoạn chống thấm này được tiến hành theo kết cấu xây dựng của công trình và được tiến hành từ bên ngoài vào bên trong và từ phía trên xuống phía dưới. 

Đặc biệt là riêng với chống thấm ở tầng hầm, cách chống thấm cho tầng hầm thuận thì cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian đó, có nghĩa là từ khi công trình hoàn thành xong móng và bắt đầu lên đến tường tầng hầm.

Đối với những công trình thi công đã được hoàn thiện, cần nhanh chóng thi công chống thấm thuận. Khách hàng có thể ưu tiên lựa chọn sử dụng phương pháp thi công đào mở. Để sử dụng được phương pháp này, cần có yêu cầu đối với vị trí bên ngoài tường để thợ thi công có thể thi công chống thấm nhanh chóng.

2. Quy trình chống thấm thuận vách tầng hầm

chống thấm vách tầng hầm hình 2

Trước khi tiến hành thi công chống thấm, khách hàng cần thật kỹ trong việc lựa chọn vật tư, các chất chống thấm sao cho phù hợp với việc chống thấm vách tầng hầm theo chiều hướng thuận.

Khi tiến hành biện pháp thi công công trình chống thấm tầng hầm có thể sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất.

2.1. Vật liệu chống thấm cần dùng

Một số vật liệu được sử dụng cho chống thấm vách tầng hầm thuận như: 

Băng có công dụng cản nước Băng Cản Nước PVC SV250 hay Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2519.

2.2. Chuẩn bị bề mặt cần thi công

chống thấm vách tầng hầm hình 3

Sau khi đã có được các vật liệu cần thiết cho việc chống thấm vách hầm thuận chúng ta cần bắt đầu xử lý bề mặt thi công bằng những công đoạn sau đây:

Đối với bề mặt bê tông hoàn toàn mới, chúng ta chỉ cần điền khuyết, dặm vá, lấp đi những lỗ rỗng hoặc là làm ẩm bề mặt bê tông mới. Còn đối với bề mặt bê tông cũ thì cần được làm sạch bằng các dụng cụ chùi rửa để lấy đi các mảng bám, đất đá hay rong rêu,…

2.3. Thi công băng cản nước và thanh trương nở

Ở các vị trí như mạch ngừng hay cổ ống, … cần phải thi công trước vừa bằng băng cản nước vừa bằng thanh trương nở.

Cần lưu ý rằng, điều này chỉ nên tiến hành thi công khi bắt đầu đổ bê tông mới. Còn nếu là bê tông cũ thì cần được làm đục và làm sạch theo đúng tiêu chuẩn để khi tiến hành thi công chống thấm vách tầng hầm thuận được dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

>> Bài viết nổi bật: 

2.4 Pha trộn vật liệu và thi công chống thấm

Dụng cụ cần có để pha trộn là: Máy khuấy, thùng sạch, vữa, bay…

Nếu khách hàng sử dụng Penetron Admix, khách hàng cần lưu ý khi bắt đầu pha trộn vật liệu xây dựng với bê tông và nhanh chóng thi công. Khi đó, các tinh thể penetron admix sẽ được tự động điền đầy các mao mạch khi có nước và hơi ẩm tác động vào

Tường tầng hầm khi đã được hoàn thiện và đạt đến ngưỡng tuổi nhất định, bạn có thể thi công chống thấm công trình với sikaTop Seal 107. Bạn cần trộn sản phẩm theo tỷ lệ được ghi trên bao bì, sau đó dùng máy khuấy để khuấy đều cho dung dịch này đạt độ sệt như hồ dầu và bắt đầu sử dụng.

Cần thi công lớp sika Top Seal 107 thứ nhất khi bề mặt bảo hòa. Sau đó, chờ lớp thứ nhất đông cứng sau 4-8h và tiếp tục thi công lớp thứ 2. Rồi chờ lớp thứ 2 đông cứng trong khoảng 24h. 

chống thấm vách tầng hầm hình 4

3. Lưu ý khi thi công

chống thấm vách tầng hầm hình 5

  • Cần căn cứ theo tính chất của mỗi loại tầng hầm để chọn lựa phương thức chống thấm thích hợp.
  • Khi thi công chống thấm cần tiến hành theo đúng quy trình để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi chống thấm xong cần bảo dưỡng công trình xây dựng theo thời gian đã quy định.
  • Dụng cụ sau khi thi công xong cần vệ sinh làm sạch ngay để tránh các tạp chất  bám chắc vào dụng cụ.
  • Tùy theo mô hình của công trình mà bạn có thể kết hợp chống thấm thuận và ngược.
  • Trong quá trình thi công cần tuân theo đúng theo quy trình thi công và các yêu cầu kỹ thuật. Điều đó, giúp quá trình chống thấm đạt được chất lượng và hiệu quả.
  • Cần thực hiện bảo dưỡng để công trình thi công bền bỉ hơn. 
  • Dụng cụ sau khi thi công cần vệ sinh sạch để hạn chế các vết bụi bẩn, tạp chất bám vào các tránh bám các dụng cụ.
  • Quý khách nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tại các thương hiệu uy tín như JYMEC . Tránh các hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình và những lưu ý khi chống thấm vách tầng hầm thuận. Những thông tin trên chắc hẳn đã đem lại cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về cách chống thấm đặc biệt này. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé 
 
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm JYMEC – Lựa chọn hoàn hảo bảo vệ công trình nhà bạn

Post Author: administrator