Nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn GTGT không?

Ngoài việc đi tìm hiểu về hóa đơn điện tử không có chữ ký số có hợp lệ không, quy định về các loại hóa đơn là gì, cách hạch toán tiền đặt cọc theo hợp đồng, đặt cọc thuê văn phòng, thuê nhà, mua xe ô tô là một trong số nhiều thắc mắc mà kế toán cũng như doanh nghiệp đang gặp phải. Nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn GTGT không? Nếu mất tiền đặt cọc do vi phạm hợp đồng có được đưa vào chi phí hợp lý? Những chia sẻ sau đây sẽ giải đáp giúp các bạn.

Trước hết, chúng ta cần nắm được khái niệm “Đặt cọc” là gì? Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ khi có thỏa thuận khác.

hóa đơn GTGT

Nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn GTGT không?

Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng (ở thời điểm nhận tiền mà chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng.

Đối với tiền đặt cọc của công ty xây dựng: Công ty có nhận một khoản tiền đặt cọc của khách hàng trước khi ký hợp đồng để đảm bảo việc giữ chỗ mua căn hộ hình thành trong tương lai (bao gồm cả trường hợp khách tiếp tục ký hợp đồng hoặc khách không ký hợp đồng mua căn hộ), nếu việc thu tiền đặt cọc không nằm trong tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì DN không phải lập hóa đơn GTGT.

Như vậy, nhận tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì sẽ không phải lập hóa đơn. 

3 lỗi thường gặp liên quan đến thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Quy định về hóa đơn trong cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót

Trường hợp hợp đồng bị vi phạm thì số tiền đặt cọc bị mất có được đưa vào chi phí không?

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) và khi thanh toán có kèm theo chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo như các khoản tiền phạt nêu trên, khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế không được đề cập đến. Do đó, khoản tiền đặt cọc bị mất do vi phạm hợp đồng kinh tế là một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nên được phép đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Post Author: administrator