Việc ban hành kịp thời Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý phí, lệ phí và hóa đơn với những quyết định trong sửa đổi về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá được đánh giá là có đủ sức răn đe và phòng ngừa tình trạng vi phạm trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin giá hàng hóa dịch vụ sẽ bị lĩnh mức phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi: Không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá; niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Tiếp đến, phạt hành chính từ 1 đến 5 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50 triệu đồng, các hành vi cụ thể như: Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc niêm yết với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá;…
Bên cạnh đó, Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đó là:
– Cán bộ, công nhân viên chức thực thi công vụ trong lĩnh vực giá có hành vi vi phạm pháp luật về giá thì sẽ bị xử lý theo quy định về cán bộ, công nhân viên chức chức;
– Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định xét tại Điều 4 Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có dấu hiệu tội phạm thì sẽ được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét và giải quyết;
– Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử lý vi phạm hành chính.
Cũng theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hành vi chậm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP là hành vi chậm báo cáo đối với các báo cáo về:
– Kết quả sản xuất kinh doanh;
– Lượng hàng tồn kho;
– Yếu tố hình thành giá;
– Giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
– Tình hình trích lập, sử dụng, số dư quỹ bình ổn giá (đối với các loại hàng hóa được lập quỹ bình ổn giá) theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Những nỗ lực của Chính phủ và Nhà nước trong công tác quản lý giá đã được ghi nhận đáng kể kể từ khi có sự xuất hiện của Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý giá cả và báo cáo sử dụng hóa đơn. Bên cạnh đó, công tác giám sát và thực thi pháp luật cũng có căn cứ để thực hiện phạt và xử lý đối với các sai phạm.
https://ecuocsong.com/cong-van-so-3200tct-kk-2019-quy-dinh-ve-dang-ky-thue/
https://ecuocsong.com/03-cot-moc-dang-chu-y-quy-dinh-tai-thong-tu-68-2019-tt-btc/