Những cơn đau răng xuất hiện thường khiến chúng ta phân tán đầu óc, đau nhức, gặp khó khăn trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Và hôm nay Nha khoa Oze sẽ giới thiệu cho quý vị một số thông tin về đau răng, cũng như cách chữa trị sao cho hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây đau răng
-
Sâu răng là một nguyên nhân phổ biến, phải kể đến đầu tiên về việc gây ra hiện tượng đau răng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, hay ăn đồ ngọt và ban đêm thì trên răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu răng, gây đau nhức và khó chịu.
Răng sâu vào tủy
-
Áp – xe răng cũng là 1 nguyên nhân khiến răng bị đau. Khi răng bạn bị đau nhức hay ê buốt, hơi thở có mùi hôi, có thể bị sốt hay chảy mủ vùng răng thì bạn nên đến bác sĩ khám. Vì rất có thể bạn đang bị áp xe răng.
-
Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các răng xung quanh, nướu bị đau nhức.
Các kiểu mọc của răng khôn
-
Xung quanh nướu cũng có nhiều dây thần kinh, vì vậy các bệnh về nướu ảnh hưởng rất nhiều đến răng, thậm chí nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây hỏng răng. Các bệnh về nướu có thể xảy ra như: viêm nha chu, nhiễm trùng nướu, viêm nướu,…
Hình ảnh minh họa nướu bị sưng
-
Chấn thương răng cũng là 1 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức. Các va chạm khiến răng bị vỡ, mẻ, mòn men,… nếu không chữa trị nhanh chóng thì nguy cơ bị hỏng răng sẽ rất cao.
Đọc thêm: Hàn răng sâu – Biệp pháp khôi phục hàm răng đẹp
Răng bị ố vàng khi niềng răng – Nguyên nhân và cách khắc phục
Nhổ răng khôn đau mấy ngày? 5 Cách Giảm đau sau khi nhổ
Bác sĩ chữa đau răng như thế nào
Bạn có thể chữa đau răng tại nhà nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đến nha khoa để khám và chữa trị, đặc biệt với những trường hợp đau nhức nặng. Bởi tại nha khoa, bác sĩ sẽ thông báo tình hình răng miệng cũng như giải pháp chữa trị phù hợp, an toàn nhất.
Bạn có thể tìm hiểu một vài cách mà bác sĩ sẽ sử dụng để điều trị đau răng sau đây:
-
Đối với bệnh nhân bị viêm nướu thì bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và sử dụng thuốc giảm đau aspirin theo chỉ định. Tất nhiên, bạn cũng sẽ được bác sĩ kê cho một đơn thuốc kháng sinh để hạn chế đau và sự viêm nhiễm
-
Khi răng bị sâu thì bác sĩ sẽ điều trị và phục hình cho răng bằng các phương pháp như trám răng thẩm mĩ, bọc răng sứ,…
-
Nếu răng bị sứt mẻ, vỡ,… bác sĩ sẽ phục hồi hình răng ban đầu. Trường hợp răng bị gặp chấn thương mạnh mà phải nhổ chân răng thì bạn sẽ được cấy trụ Implant vào xương hàm thay chân răng rồi lại tiếp tục phục hình răng.
Bạn nên đến nha khoa để đảm bảo độ an toàn
Mẹo chữa đau răng tại nhà
Mặc dù đi đến nha khoa là phương án tốt nhất, nhưng nếu bạn chỉ đau răng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể tham khảo 1 số biện pháp giảm đau tại nhà sau đây:
-
Lá trầu không giã nhỏ rồi cho vài hạt muối, một ít rượu, ngâm 10p xong là bạn đã có 1 hỗn hợp chữa đau răng hiệu quả.
Lá trầu không – vị thuốc dân gian quen thuộc
-
Tỏi cũng là 1 loại thực vật có tính sát khuẩn cao. Bạn có thể giảm đau răng với tỏi bằng cách đạp đạp tỏi, cho thêm 1 ít muối vào trộn đều, đợi hỗn hợp ngấm rồi đắp vào vùng răng đau. Tình trạng viêm sưng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tỏi có tính sát khuẩn cao
-
Hay đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lí hoặc tự pha để súc miệng. Việc này cũng làm giảm đáng kể các vi khuẩn răng miệng.
-
Chườm nóng bằng băng gạc ấm hoặc chườm lạnh bằng khăn bọc đá cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm cơn đau.
Bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh
-
Pha nước chanh với nước ấm cũng là 1 giải pháp tốt. Nước chanh rất có hiệu quả trong việc giảm đau, nó sẽ giúp bạn loại bỏ đa số các vi khuẩn trong miệng và giảm cơn đau
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp về cách chữa đau răng, hi vọng có thể giúp ích cho quý độc giả. Trong mọi trường hợp đau răng, bạn hãy cẩn thận, đừng vì quá ỷ lại các phương pháp chữa trị tạm thời tại nhà mà khiến bệnh đau răng trở nên mãn tính, nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thăm khám tại các nha khoa uy tín để đảm bảo được độ an toàn tốt nhất.