Việt Nam là nước có khí hậu khá dễ chịu, do đó, có hệ sinh thái đa dạng, thu hút nhiều loại vật quý hiếm và giá trị cao. Trong đó, các khu rừng Việt Nam là nơi sinh sống của khoảng 22 loài gà hoang dã khác nhau, một số có vẻ đẹp bắt mắt, lôi cuốn người nhìn từ lần đầu chạm mắt, đang được săn bắt phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về các giống gà rừng Việt Nam trong bài viết này nhé.
- Gà lôi trắng
Sẽ không hề quá lời khi người ta Gà Lôi Trắng được mệnh danh là hoa hậu gà rừng tại Việt Nam. Loại gà này có tên khoa học là Lophura nycthemera. Gà lôi trắng là một loài chim lớn, có chiều dài cơ thể lên đến 125cm, lông mặt có màu đỏ, chân đỏ, và than có bộ lông trắng có sọc xám.
Nơi gà lôi trắng sinh sống thường trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, thường có độ cao 500m trở lên. Cũng như đặc tính của các loài gà khác, gà lôi trắng ban ngày kiếm ăn ở dưới đất và ban đêm ngủ trên cây.
- Gà rừng Gallus gallus
Gà rừng Gallus gallus thuộc loài chim lớn với chiều dài của sải cánh lên đến 200-250 mm, nặng 1-1,5 kg . Chim trống có màu sắc sặc sỡ, lông đầu và cổ có màu đỏ da cam, lưng và cánh có màu đỏ thẫm, ngực, bụng và đuôi có màu đen. Chim mái nhỏ hơn chim trống và toàn thân màu nâu xỉn, mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì, mỏ thịt đỏ, chân xám nhạt. Gà rừng sống định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang hoặc nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ.
Gà rừng Gallus gallus có rất nhiều đặc điểm tương đồng với gà nhà. Đây là loài được chăn nuôi lấy thịt khá phổ biến. Tuy nhiên, khi được chăn nuôi, gà không chỉ được cho ăn các loại thức ăn tự nhiên, mà còn được bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng, cho thịt ngon mà không mất đi đặc trưng của gà rừng.
- >>> Xem thêm: Các loại máy ép cám viên 3A làm thức ăn dinh dưỡng cho gà rừng.
- Gà Lôi Hông Tía Lophura Diardi
Chim Đực trưởng thành mào dài ( 70 – 90 mm ), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm và họng của gà Lôi Hông Tía có màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại, hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn, đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt, mặt đỏ nâu, da mặt và chân màu đỏ.
Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam .
- Gà Lôi Vằn Lophura nycthemera annamensis
Gà Lôi Vằn có chiếc mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một đặc điểm dễ thấy là một dải rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Những lông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen, mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng, đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng, mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, chân màu đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung Bộ , cao nguyên Lâm Viên phía Bắc Pleiku và Phần Đông Bắc Nam Bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta .
Trên đây là những thông tin về các giống gà rừng Việt Nam, hi vọng đã cung cấp đến các bạn thông tin thú vị.