An toàn khi đi bơi luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi người. Bởi lẽ hàng năm có không ít số người tử vong do đuốic nước. Bài viết này mình sẽ chia sẻ 5 bí quyết giúp bạn luôn an toàn khi đi bơi.
5 nguyên tắc mà bạn phải “thuộc lòng” để luôn an toàn khi đi bơi
1. Khởi động làm ấm cơ thể trước khi xuống nước
Khởi động làm ấm cơ thể
Nguyên tắc đầu tiên mà ai cũng cần phải tuân thủ trước khi xuống nước là thực hiện các động tác khởi động các khớp, cơ bắp nhằm giúp chúng ta tránh bị chuột rút khi đang ở dưới nước.
Bạn không nên vận động quá sức mà chỉ cần thực hiện các bài tập thể dục buổi sáng hoặc chạy cự ly ngắn khoảng 100m là được. Sau đó, bạn nên xuống nước từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi do nhiệt độ môi trường trên cạn và ở dưới nước có sự chênh lệch.
>> Thông tin hữu ích: 08 Tiêu chuẩn Thiết kế bể bơi công cộng theo Luật Quy chuẩn kỹ thuật
2. Khi đi tắm ở biển, cần quan sát, đề phòng dòng chảy xa bờ, xoáy nước
– Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ
Khi đi tắm ở bất cứ bãi biển nào, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ.
Dòng chảy xa bờ là dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Dòng chảy xa bờ được ví như dòng sông nhỏ, hình thành khi sóng đánh và đưa nước biển liên tục vào bờ, chúng tập hợp thành 1 dòng chảy cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ.
Để tránh rơi vào vùng có dòng chảy xa bờ bạn nên chú ý:
+ Vùng nước lặng, hầu như không có sóng thường xuất hiện dòng chảy xa bờ.
+ Vùng biển nào có màu sậm hơn, nơi đó nước sâu hơn.
+ Không nên di chuyển lại gần các khu vực có xuất hiện các mảnh vỡ/bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.
– Xoáy nước
Hình ảnh xoáy nước
Xoáy nước được hình thành do con sóng này tràn vào vị trí con sóng trước, gây ra chuyển động xoay. Khi đó, nó sẽ di chuyển cát ở đáy biển đi nơi khác và tạo thành một vũng sâu.
Bạn nên tránh xa khu vực có xoáy nước bởi nếu rơi vào vùng đó, những dòng xoáy sẽ cuốn lấy và kéo thẳng bạn xuống đáy.
Nếu chẳng may bị cuốn vào xoáy nước, bạn cần bình tĩnh và để dòng nước xoáy tự đưa bạn ra phía ngoài, rồi bơi vòng vào bờ.
3. Không bơi quá xa bờ, chú ý biển cảnh báo nguy hiểm
Ở vùng nước xa bờ, bạn sẽ phải đối mặt với những con sóng lớn và những rủi ro bất ngờ khó có thể lường trước được.
Lời khuyên cho các bạn là không nên ở xa bờ quá 15m, ở khu vực sâu quá 5m để nếu chẳng may xảy ra sự cố, các cứu trợ viên có thể nhanh chóng di chuyển ra hỗ trợ, cấp cứu.
Ở những sông, hồ, khu vực nước biển sâu, có dòng xoáy đều đều được cắm biển báo nguy hiểm, cấm tắm. Bạn nên quan sát thật kỹ và tuân thủ theo biển báo này.
4. Không tắm vào ngày sóng lớn
Không tắm vào những ngày sóng lớn hay gần khu vực có nhiều đá ngầm
Trước khi đi tắm biển, bạn nên xem dự báo thời tiết để nắm vững thông tin thời tiết trên biển ngày hôm đó. Điều này sẽ giúp bạn biết nên hay không nên tắm biển.
Bạn không nên đi tắm biển vào những ngày có gió to, sóng lớn hoặc mưa bão. Nếu thấy biển yên lặng bất thường, nước rút ra xa hay xuất hiện nhiều đàn chim bay dáo dác thì bạn cũng nên nhanh chóng lên bờ và tìm chỗ cao để trú ẩn.
5. Thật bình tĩnh khi xảy ra sự cố
Hiện nay tại hầu hết các hồ bơi TPHCM, Hà Nội đều có đội nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên trước khi chờ họ đến ứng cứu bạn cần thật sự bình tĩnh để xử lý:
+ Nín thở, ngậm miệng, thả lỏng cơ thể để phổi không bị sặc nước mà dần nổi lên.
+ Dùng tay, chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô lên khỏi mặt nước chờ người đến cứu.
+ Bạn có thể lợi dụng dòng chảy để bơi vào chỗ nông hơn, di chuyển vào bờ nếu bơi tốt.
>> Mẹo tận hưởng cuộc sống bằng cách đi du lịch
>> Xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại đây.