Ai cũng biết, âm nhạc Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều thể loại khác nhau dưới những hình thức phong phú qua những điệu hò, bài hát xoan hay những làn điệu quan họ đằm thắm. Cùng với đó không thể thiếu sự góp mặt của các nhạc cụ dân tộc, đóng vai trò quan trọng việc tạo nên bản sắc dân tộc.
- Tìm hiểu các công nghệ đồng hồ phổ biến hiện nay
- [TOP 5] trang web uy tín bán máy chấm công giá rẻ, chất lượng
Đàn nhị
Đàn nhị là một nhạc cụ xuất hiện rất sớm, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đàn nhị thuộc bộ dây có cung vĩ và có 2 dây. Nó gồm bát nhị, trục dây, dọc nhị, dây nhị, cử nhị và cung vĩ… Khi chơi nhạc, người nghệ sĩ dùng thanh kéo ma sát với dây đàn và nhựa thông được dính ở thân đàn để tạo ra âm thanh.
Ưu điểm có thể dễ nhận thấy ở đàn nhị đó chính là hình dáng của đàn khá nhỏ gọn so với các loại hình nhạc cụ khác cho nên nó giúp cho các nghệ sĩ dễ dàng mang và sử dụng. Hơn thế, nó như một bước đệm cho hát Xẩm, Tuồng, Chèo …tạo nên những bản hợp xướng uyển chuyển, hòa tấu…
Sáo trúc
Sáo trúc là một hình nhạc cụ mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, Nhìn chung, sáo trúc được sử dụng phổ biến hơn so với đàn nhị, được nhiều thế hệ trẻ, trung niên và người già sử dụng. Cấu tạo của nó đơn giản chỉ gồm một khúc trúc dài và thẳng. Nó gồm 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm với khoảng rộng vừa đủ để phát ra âm.
Âm thanh từ sáo trúc phát ra mang đến cho người nghe cảm giác dễ chịu và du dương theo điệu nhac. Người ta thường dùng đến sáo trúc, sao meo, sáo bầu.. như một người bạn để giãy bày tâm sự tạo nên những khúc nhạc buồn man mác đi vào lòng người.
Trống
Một loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và được các nghệ sĩ nước ta ưu tiên hơn hẳn chính là trống. Cấu tạo trống chia làm 3 phần: mặt trống, thân trống và đế trống. Khi sử dụng, chúng ta có thể sử dụng trực tiếp bàn tay gõ lên mặt trống hoặc dùng dùi trống để tạo ra âm thanh.
Trống khi kết hợp với các nhạc cụ khác như tạo nên một bản hòa âm náo nhiệt,như xua tan những căng thẳng, bộn bề của cuộc sống khiến cho những người đi xem muốn hòa theo điệu nhac, cuốn hút theo những điệu nhạc, những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Khèn
Khèn- loại hình nhạc cụ được người dân tộc sử dụng phổ biến như dân tộc như người Thái, Xơ Đăng hay người Tà Ôi. Các ống khèn được làm bằng tre nứa với kích thước nhỏ, lưỡi gà cũng được làm bằng trẻ, bầu khèn bằng loại gỗ dẻo và vỏ được làm bằng quả bầu rỗng ruột.
Khèn được coi như linh hồn của người Mông, tiếng khèn mang đi muôn nơi trên mảnh đất này. Tiếng khèn như một phần giá trị tinh thần không thể thiếu, nó được sử dụng trong những lễ hội, Tết, buổi sinh hoạt của người dân tộc trên đất nước ta.
Tiêu
Tiêu là một nhạc cụ thổi dọc của dân tộc Việt ta. Nó được biết đến ít phổ biến hơn so với các loại hình nhạc cụ khác. Tiêu được làm bằng ống nứa hình trụ với chiều dài khoảng 50-60 cm. Tiêu gồm 6 lỗ, 5 lỗ khoét thẳng hàng với 1 lỗ thổi, còn 1 lỗ ở mặt sau gần lỗ thổi.
Âm thanh tiêu phát ra mang âm hưởng trầm ấm, mộc mạc, đơn sơ, Vì vậy, người nghệ sĩ thường thổi tiêu để cất lên những giai điệu quê hương da diết, sâu lắng với tâm trạng của một người con khi phải xa quê hương.
Việt Nam là đất nước có rất nhiều những loại nhạc cụ độc đáo và ý nghĩa. Mỗi nhạc cụ khi được các nghệ sĩ cất lên dù là khác nhau nhưng đều mang những âm hưởng quê hương, mang đậm bản sắc dân tộc và tính dân gian sâu sắc.